Tôi xin phép được mở đầu bằng lời của bài hát “Bác Hồ 1 tình yêu bao la”của nhạc sĩ Thuận Yến.
“Bác Hồ - Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại, cả cuộc đời Bác chăm lo hạnh phúc nhân dân, cả cuộc đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam ….”
Tuy Bácđã đi xa nhưng tấm gương đạo đức, nhân cách sốngvà những mẫu chuyện kể về Bácluôn là những tài sản quý giá được bao lớpthế hệ thanh niênhọc tập, làm theo. Học tập tư tưởng của Bác là cả một quá trình phấn đấu lâu dài và liên tục.
Tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp làm nên giá trị vô giá về nhân cách, chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh, điều này luôn được thể hiện sâu sắc qua mỗi lời nói, việc làm và trong từng hành động của Bác. Bác dành tình cảm cho tất cả mọi tầng lớp nhân dân. Đúng như những vần thơ của nhà thơ Tố Hữu: “Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế. Ôm cả non sông mọi kiếp người.”Bác thương từ cụ già để “xuân về gửi biếu lụa” cho đến các em nhỏ “trung thu gửi cho quà.” Từ các “đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng” đến “người chiến sỹ đứng gác ngoài biên cương ..
Bác sống 1 cuộc đời giản dị, khiêm tốn với đôi dép cao su, bộ đồ kaki bạc màu nhưng Bác đã bôn ba khắp thế giới, khiến bạn bè năm châu nể phục. Bác không đồng ý việc mình được đối đãi đặc biệt như 1 vị lãnh tụ mà mong được bình đẳng như mọi người. Bác bình đẳng, quan tâm đến mọi giai cấp.
Bên cạnh đó Bác cũng quan tâm hoạt động giáo dục – nâng cao dân trí gắn với mục tiêu xây dựng đất nước. Bác giao trách nhiệm cho các ngành giáo dục, cán bộ quản lý và các nhà giáo về yêu cầu sản phẩm của quá trình giáo dục và đào tạo với các tiêu chí cụ thể về con người Việt Nam là: Có ý thức và tinh thần làm chủ tập thể, có tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, có tinh thần dám nghĩ dám làm và vươn lên hàng đầu. Bác đề cao tư tưởng tự học – Bác dạy: “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội ngày càng đi tới, công việc ngày càng nhiều, máy móc ngày càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình”.
Phong cách ứng xử của Bác tự nhiên, bình dị, gần gũi khiến bất cứ ai được gặp Bác đều không cảm thấy sự cách biệt giữa lãnh tụ và quần chúng. Bác giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau, tùy theo đối tượng và địa bàn mà Bác có cách ứng xử phù hợp. Ở Bác, chính trị và văn hóa hòa quyện với nhau, văn hóa mang tính chính trị và chính trị có tính văn hóa. Đối với từng hoàn cảnh cụ thể, Bác đều có cách ứng xử văn hóa độc đáo.
Và còn nhiều hơn nữa những phẩm chất cao quý của Bác.....
Đối với bản thân tôi “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là cơ sở để tôi rèn luyện và hoàn thiện bản thân mình hơn. Giúp tôi nhận thức đầy đủ vài trò của vấn đề đạo đức, thường xuyên tự giác, nổ lực học tập và rèn luyện theo Bác. Gắn với công tác chuyên môn tôi học tập ở Bác nâng cao ý thức trách nhiệm, luôn hoàn thành chức trách và nhiệm vụ được giao, không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ để vận dụng vào thực tiễn công việc, luôn tạo điều kiện thuận lợi, không gây phiền hà, khó khăn khi giao tiếp với khách hàng và các đơn vị đến công tác.
Bên cạnh đó để cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ngày càng được lan tỏa sâu rộng hơn trong Trung tâm. Tôi hy vọng rằng các cấp lãnh đạo cùng BCHCĐ và BCHĐTN cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc học tập theo Bác thông qua những hình thức: tuyên truyền, mô hình, bài báo, tuyên dương những tập thể cá nhân sáng tạo, tiêu biểu... để thông qua đó Trung tâm ngày càng có thêm nhiều tấm gương điển hình trong cuộc vận động học tập theo Bác.
Người trình bày
Lâm Thị Ngọc Bích
.